Tên khoa học
Citrus deliciusae Tenore. Thuộc họ cam.
Khu vực phân bố
Hiện nay cây quýt được trồng khá rộng rãi ở Việt Nam. Những địa phương trồng nhiều loại cây này gồm có: Cao Phong Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu…..
Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa tận dụng được nguồn nguyên liệu quý giá này, cây quýt trồng ra chỉ được lấy quả làm thực phẩm chứ chưa biết tận dụng vỏ quýt để làm thuốc. Làm lãng phí một nguồn dược liệu quý giá của chúng ta.
Bộ phận dùng
Vỏ quả quýt làm bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Quả quýt được thu hái vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Khui quà có màu tím đỏ thì người ta bắt đầu thu hái quả.
Để lấy được vỏ quýt ở mức độ công nghiệp nhất thiết phải có một nhà máy ép nước cam, quýt nguyên chất. Nước cam quýt sẽ được đóng chai để cung cấp ra thị trường còn vỏ cam quýt sẽ được phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong vỏ quýt có hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 3,8%. Thành phần hóa học trong tinh dầu này gồm các chất: limonen, dexylic, xitrala, metylanthranilatmetyl, andehyt nonylic. (Các chất này tạo nên mùi thơm đặc biệt của vỏ quýt).
Tính vị
Trần bì vị cay, đắng, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và phế.
* Công dụng của trần bì
Theo kinh nghiệm dân gian vỏ quýt có một số tác dụng chính sau:
- Điều trị ho, hóa đờm, viêm phế quản mãn
- Điều trị chứng đầy bụng, ăn uống không tiêu
- Điều trị viêm tuyến vú cấp
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị viêm tuyến vú: Cách dùng khá đơn giản như sau; trần bì 30g, cam thảo bắc 6g. Hai vị thuốc sắc nước mà uống hàng ngày, dùng liên tục trong thời gian khoảng nửa tháng sẽ có công hiệu ngay. (Trong cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi đã ghi chép tại một bệnh viện ở Trung Quốc, các bác sỹ đã thử nghiệm điều trị viêm tuyến vú cho các bệnh nhân và tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 95%)
- Điều trị viêm phế quản mãn: Trần bì, bán hạ, cam thảo mỗi vị 6g; bạch linh, mạch môn, bách bộ mỗi vị 10g. Sắc với 1 lít nước uống trong ngày, uống liên tục cách trên 1 tháng sẽ có hiệu quả tích cực.
- Điều trị đầy bụng, khó tiêu: Trần bì, gừng tươi hoặc khô (Mỗi vị khoảng 5g) pha trà uống vào lúc bị đầy bụng, khó tiêu sẽ có hiệu quả ngay.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook ở phía dưới bạn nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.