Tên khoa học
Loranthus parasiticus (L.), thuộc họ tầm gửi
Phân bố thu hái
Các bạn biết đó, ngày trước nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển, những vùng trồng cây dâu tằm nhiều thì vị thuốc này khá phổ biến. Nhưng hiện nay các bạn thấy đấy, tìm thấy cây dâu đã khó, huống chi tìm tầm gửi cây dâu bạn sẽ biết nó khó đến mức như thế nào.
Hơn nữa hiện nay có đến hàng trục loại tầm gửi trên các loại cây khác nhau, chính vì vậy tìm được tầm gửi dâu là việc cực kỳ khó khăn. Đặc biệt cần lưu tâm là tang ký sinh rất dễ bị làm giả, chỉ khi trực tiếp đi hái trên cây dâu mới có thể tin tưởng được.
Kết quả nghiên cứu về tầm gửi cây dâu
Nghiên cứu chứng minh hoạt động bảo vệ thần kinh của dịch triết từ cây tang ký sinh Loranthus parasiticus: Nhóm nghiên cứu phân tử sinh học, Đại học Malaya, Malaysia đã tiến hành nghiên cứu về cây Loranthus parasiticus, một loại thảo dược dân gian được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc để điều trị các bệnh về não. Bằng các phương pháp phân tích hình thái hạt nhân và các thử nghiệm hiện đại đã xác định cây Loranthus parasiticus có tác dụng bảo vệ thần kinh rõ rệt, mở ra hướng điều trị bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến stress và các bệnh liên quan tới hệ thần kinh
Tang ký sinh là một trong những thảo dược có hiệu quả phục hồi chức năng thận do cisplatin: Nghiên cứu sàng lọc các loại thảo dược phục hồi cứu năng thận, được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học KyungHee, Hàn Quốc. Bằng các thử nghiệm hiện đại nhóm nghiên cứu đã xác định được 07 loại cây có tác dụng phục hồi chức năng thận do cisplatin mạnh mẽ nhất, trong đó có thảo dược tang ký sinh Loranthus parasiticus. Nhóm nghiên cứu nhận định 07 loại thảo dược trên có thể được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị rối loạn thận
Hoạt động chống oxy hóa và độc tế bào của tầm gửi cây dâu tằm (Loranthus parasiticus Merr): Nhóm nghiên cứu tại Khoa Hóa sinh và Công nghệ sinh học, Viện Khoa học Nông lâm Tây Nguyên, Việt Nam thực hiện thí nghiệm với hai dạng chiết xuất từ lá cây tầm gửi dâu đó là chiết xuất dạng nước tinh khiết và chiết xuất dạng cồn ethanol đối với hoạt động chống oxy hóa. Nhóm nghiên cứu nhận thấy chiết xuất nước tinh khiết có giá trị hóa học cao hơn đáng kể và các hoạt động chống oxy hóa lớn hơn so với chiết xuất ethanol. Nhóm nghiên cứu kết luật chiết xuất dạng nước là cách dùng hiệu quả nhất cho vị thuốc này
Tính vị
Tang ký sinh có vị hơi đắng, tính bình.
Công dụng chính của tang ký sinh
Đơn thuốc, cách dùng tang ký sinh làm thuốc
Kinh nghiệm dân gian có rất nhiều bài thuốc hay từ vị thuốc tang ký sinh, dưới đây là những bài thuốc tiêu biểu xin giới thiệu tới bạn đọc.
- Điều trị bệnh đau nhức xương khớp, thấp khớp: Theo dân gian nên kết hợp tang ký sinh với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả của bài thuốc điều trị bệnh đau xương khớp, cách kết hợp như sau: Tang ký sinh 10g, kết hợp với thiên niên kiện 10g, kê huyết đằng 10g, ngưu tất 8g, sinh khương 10g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 10g, nhục quế 6g, thêm đẳng sâm 12g. Các vị thuốc trên làm thành một thang, người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang như trên với khoảng 4 bát nước, đun cạn còn khoảng 2 bát nước chia làm 3 lần uống trong ngày (3).
- Điều trị viêm đa khớp dạng thấp: Là căn bệnh rất khó điều trị, nhưng theo kinh nghiệm dân gian vẫn có thể điều trị bằng cách phối kết hợp tang ký sinh với các vị thuốc như: phục linh, ngưu tất, đỗ trọng, phòng phong, độc hoạt, quế chi, phụ tử và một số vị thuốc khác. Để biết chi tiết cách dùng mời bạn tham khảo thêm
- Lưng đau êm ẩm do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống: Tầm gửi dâu 15g; kết hợp với các vị thuốc tỳ giải, ngưu tất, cẩu tích, hà thủ ô chế, đẳng sâm, tục địa, thục đoạn, ý dĩ, hoài sơn, bạch truật (mỗi vị khoảng 10g) sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 01 thang như trên.
- Viêm cầu thận mãn: Kết hợp tang ký sinh 12g với cây mã đề 12g, trạch tả 12g, mai rùa 10g, câu đằng 10g, ngưu tất, đan sâm, sa sâm mỗi vị khoảng 8g. Các cị thuốc đem rửa sạch sắc với khoảng 4 bát nước sạch, sắc cạn lấy khoảng 2 bát nước, chia nhiều lần cho bệnh nhân uống hàng ngày, mỗi ngày uống một thang với liều lượng như trên
- Liệt nửa người (do tai biến, huyết áp cao, tim mạch): Kết hợp tang ký sinh 15g, vỏ con bào ngư chín lỗ khô 20g; ngưu tất, địa long, hà thủ ô đã chế biến, câu đằng, kê huyết đằng, cúc hoa mỗi vị khoảng 10g. Các vị trên làm thành 01 thang, mỗi ngày sắc cho bệnh nhân uống một thang như trên, sắc với khoảng 4 đến 5 bát nước, đun cạn lấy khoảng 1,5 bán nước cho bệnh nhân uống nhiều lần trong ngày (3).
- Lợi sữa, điều trị chứng không thấy sữa về ở phụ nữ sau sinh: Kết hợp tầm gửi dâu 20g, ngưu tất hay rễ cỏ xước 10g sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày sắc một thang như trên.
- Bệnh mạch vành: Tầm gửi dâu 15g, hà thủ ô chế 20g, củ hoàng tinh 15g, quy bản 10g, thạch hộc tía 10g, thục địa 10g, kỷ tử 10g. Làm thành thang, mỗi ngày sắc uống 01 thang, người bệnh mạch vành có thể dùng kết hợp thêm vị thuốc cây dong riềng đỏ 10g (Một vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh mạch vành theo kinh nghiệm của người dân tộc Dao Tây Bắc).
Những lưu ý khi dùng tang ký sinh làm thuốc
- Lưu ý khi chọn mua vì có thể mua nhầm phải các loại tầm gửi thường (Loại mọc trên các cây gỗ khác, không phải trên cây dâu).
- Tầm gửi dâu có vị đắng, đây là một cơ sở để phân biệt.
- Nên dùng tầm gửi dâu ở dạng thuốc sắc uống để cho hiệu quả tốt nhất. Nghiên cứu tại Đại học Tây Nguyên đã chứng minh chiết xuất dạng nước tinh khiết tốt hơn chiết xuất dạng cồn
- Có thể tìm mua vị thuốc tang ký sinh nhập khẩu ở những nhà thuốc uy tín, nhập khẩu qua đường chính ngạch, bảo đảm rõ được nguồn gốc xuất xứ. Hiện nay nguồn dược liệu này chúng ta vẫn chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc là chính, chứ ta hầu như không có.
- Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không tên tự ý sử dụng thuốc, cần thăm khám và được sự tư vấn, kê đơn thuốc của bác sĩ đông y.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.