Bạn thử tưởng tượng, như mình da tay siêu nhạy cảm cứ sau 1 thời gian giặt quần áo, rửa bát bằng nước giặt mua ở chợ, siêu thị vẫn bày bán thì nó thay 1 lớp da. 1 năm khoảng 3 lần.
Thế mà khi mình biết đến bồ hòn mọi thứ được thay đổi, 1 năm nay không có lần nào “da tay thay áo”, da tay mềm hơn nhiều lắm, cái sung sướng chỉ đứa bị mới hiểu.
Và đến nay, mọi thứ hóa chất trong nhà mình dần dà được thay thế bằng nguyên liệu thuần tự nhiên.
Quả bồ hòn từ xa xưa khi mà chưa có các loại xà phòng, nước rửa bát hay sữa tắm công nghiệp được ông bà ta ứng dụng để làm sạch các vật dụng, quần áo trong nhà.
Đây là một loại cây trồng tự nhiên và rất dễ mọc tại các vùng trung du, miền núi phía bắc, có khi cây mọc tự nhiên ở bờ rào. Nhưng là ngày xưa, đến nay thì hiếm hơn khá nhiều rồi.
Ở Thái Nguyên nhà mình giờ chỉ có 1 vài cây bồ kết để lấy quả gội đầu còn không có cây bồ hòn vì trước đã khai phá hết để trồng cây ăn quả, trồng rau màu.
Ảnh quả bồ hòn khi chín (phải) và phơi khô (trái)
Cây bồ hòn cao to, có thể cho bóng mát. Cây cao đến 20-30cm thường ra quả theo từng cành chùm như chum nhãn.
Cây thường ra hoa vào mùa hè và cho thu hoạch quả vào tháng 10-11 hàng năm.
2/ Tính chất hóa học của bồ hòn
2.1/ Tên khoa học của quả bồ hòn
Bồ hòn có tên khoa học là Sapindus mukorossi, tên tiếng anh là Soapnuts/ hay Sopaberries (nghĩa là quả xà phòng) thuộc họ bồ hòn Sapindaceae.
Sở dĩ gọi là quả xà phòng vì bạn hoàn toàn có thể dùng quả chế biến thành bột, nước rửa để vệ sinh, làm chất tẩy, tắm giặt, lau nhà, lau kính…. Thay cho các hóa chất công nghiệp an toàn và bảo vệ da tay, sức khỏe và môi trường.
2.2/ Đặc tính hóa học
“Thịt quả chứa 18% saponizit gọi là sapindus saponozit C41H61O13– Sapindus saponin là một thứ bột vô định hình, màu trắng, có năng suất quay cực αD+13°. Thuỷ phân cho d. arabinoza và một sapogenin có tinh thể, độ chảy 319°C, vào loại tritecpen. Hạt: Chứa 9-10% dầu béo”.
(Theo ghi chép của Gs. Ts. Đỗ Tất Lợi: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam“)
Theo nhiều tài liệu cổ thì:
Hạt bồ hòn có màu đen, mịn có thể phơi khô, dùng sâu thành tràng hạt cho nhà sư hay làm nguyên liệu chế saponozit dùng trong ngành công nghiệp phim ảnh và giấy, nhuộm mạ kim loại.
Quả có hạt màu đen, trơn mịn
Ngoài ra, có tài liệu ghi lại tác dụng của bồ hòn còn giúp chữa ho, tiêu đờm, nhân của hạt ăn được, có thể chữa sâu răng, trị hôi miệng.
Để trị ho, tiêu đờm tự nhiên mà không dùng đến thuốc kháng sinh độc hại bạn có thể tham khảo cách trị ho bằng mật ong hay dùng mật ong ngâm chanh đào nhà fresh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.