Tên thường gọi: Ngưu tất
Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước
Tên nước ngoài: Ox knee, two-toothed chaff-flower
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Họ: Rau dền (Amaranthaceae)
Tổng quan về dược liệu ngưu tất
Tìm hiểu chung về ngưu tất
Ngưu tất là một loài cỏ xước nên thường bị nhầm lẫn với cây cỏ xước có tên khoa học Achyranthes aspera L. Cây thường cao 60–80cm hoặc hơn. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân mảnh màu lục hoặc nâu tía, có cạnh, phình lên ở các đốt. Cành thường mọc hướng lên trên gần như thẳng đứng.
Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác thuôn dài, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành thành một bông dài 2–5cm. Quả hình bầu dục, bên trong chứa một hạt.
Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–7.
Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và người dân nhiều nơi đã dùng rễ cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên gọi là ngưu tất nam.
Ngưu tất là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Loài cây này có thể trồng được ở cả miền núi, trung du và đồng bằng.
Bộ phận dùng của ngưu tất
Rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc của cây ngưu tất.
Khi phần trên mặt đất của cây tàn lụi vào khoảng tháng 1–2 ở vùng núi hay tháng 3–4 ở đồng bằng thì rễ sẽ được thu hái. Tiếp đến, loại bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.
Vị thuốc này có thể dùng ở dạng tươi (thường dùng) hoặc tẩm rượu hay muối (tùy từng trường hợp) rồi đem phơi/sấy khô.
Thành phần hóa học trong ngưu tất
Trong rễ ngưu tất có chứa khoảng 4,04% saponin và có một chất saponin khi thủy phân sẽ cho ra axit oleanolic và galactose, rhamnose, glucose. Ngoài ra, trong rễ còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
Rễ còn có một peptid – polysaccharid bao gồm glycin, serin, axit glutamic và axit aspartic. Chất này có tác dụng miễn dịch.
Theo một số nhà nghiên cứu thì phần trên cây ngưu tất mọc ở Việt Nam có chứa rutin, axit caffeic và ꞵ-0-xylopyranosyl-ꞵ-0-glucopyranosid của axit oleanic.
Tác dụng, công dụng của ngưu tất
Dược liệu ngưu tất có những công dụng gì?
Theo các nghiên cứu, ngưu tất có một số tác dụng dược lý nổi bật như sau:
- Kháng viêm
- Ức chế miễn dịch (gây teo tuyến ức chuột cống đực non)
- Giảm cholesterol máu (thực nghiệm trên thỏ)
- Hạ huyết áp (thực nghiệm trên mèo cho thấy hạ huyết áp rõ rệt, mức độ hạ từ từ, thời gian tác dụng kéo dài)
- Chống viêm, giảm đau trong điều trị thấp khớp
Trong y học cổ truyền, ngưu tất là vị thuốc có vị đắng chua, tính bình, không độc, quy vào hai kinh can và thận. Dạng tươi có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt.
Ngưu tất dạng tươi được dùng để chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sỏi, bế kinh, đẻ khó, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.
Ngưu tất sao tẩm dùng chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.
Trong y học Trung Quốc, rễ ngưu tất với liều 5–12g dưới dạng thuốc sắc được sử dụng làm thuốc phục hồi sức lực, lợi tiểu, chữa bế kinh, đau kinh, tăng huyết áp, thấp khớp, sỏi đường tiết niệu, viêm họng, viêm amidan.
Ngoài ra, dược liệu này còn dùng làm thuốc kích thích tình dục, tráng dương, chữa liệt dương, gây sẩy thai.
Dùng ngoài với nước sắc 20% ngưu tất có thể chữa các bệnh về da chân và móng (bệnh nấm biểu bì).
Hạt cũng được sử dụng làm thuốc chống độc, chữa rắn cắn, thấp khớp, hen phế quản (phối hợp với dược liệu khác).
Liều dùng của ngưu tất
Liều dùng thông thường của ngưu tất là bao nhiêu?
Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 6–12g, ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc bôi.
Một số bài thuốc có ngưu tất
Ngưu tất được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa co giật, bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu
Ngưu tất 10–12g, sắc uống.
2. Chữa phong thấp, thấp khớp
Ngưu tất 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 16g, lá lốt 19g. Bào chế thành dạng thuốc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 10–15g.
Ngưu tất 10g, vòi voi 15g, ké đầu ngựa 15g, lá lốt 15g. Dùng dạng thuốc viên, mỗi lần uống 10–15g.
Ngưu tất 10g, lá lốt 16g, cỏ xước 16g, cành dâu 20g, cà gai 16g. Tất cả đem sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang. Sử dụng 3–5 thang liền. Để tăng hiệu quả, bạn có thể nấu cành lá lốt với lạc ăn trong 7 ngày.
Ngưu tất 12g, thổ phục linh 20g, hy thiêm 15g, cà gai leo 15g, ích mẫu 10g, hương phụ 10g, ké đầu ngựa 10g. Sắc kỹ, uống mỗi ngày một thang.
3. Chữa viêm đa khớp dạng thấp
Ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, xuyên quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, ý dĩ 12g, tần giao 10g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, nhức mắt ù tai, mắt mờ, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón
Ngưu tất 12g, hạt muồng 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
5. Chữa kinh nguyệt chậm, lượng huyết ra ít, màu thẫm đen, đau bụng, đại tiện thường táo
Ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, hương phụ (tứ chế) 16g, lá mần tưới 12g, tô mộc 12g, chỉ xác 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Mỗi tháng dùng từ 3–5 thang.
6. Chữa rong kinh
Ngưu tất 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bạch truật 12g, phục linh, bán hạ chế, trần bì, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang.
7. Chữa bế kinh
– Do huyết bị giảm sút: Ngưu tất 12g, đảng sâm 20g, hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu mỗi vị 16g, bạch truật, kỷ tử, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đằng mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
– Do huyết bị ứ trệ: Ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, đào nhân, uất kim, tạo giác thích, hương phụ mỗi vị 8g. Sắc uống một thang/ngày.
8. Chữa bí tiểu tiện hay gặp ở người già
Ngưu tất, thục địa, hoài sơn, xa tiền tử mỗi vị 12g, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử chế mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Lưu ý và thận trọng khi dùng ngưu tất
Khi dùng ngưu tất, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng dược liệu này một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với ngưu tất.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Lưu ý, vị thuốc ngưu tất trong bài thuốc là vị thuốc Bắc thường dùng nhập khẩu từ Trung Quốc, khác với ngưu tất nam (Achyranthes aspera L.) hay còn gọi là cây cỏ xước. Cả hai loài ngưu tất và cỏ xước đều có công dụng chữa đau xương khớp, hạ huyết áp, lợi tiểu… Tuy nhiên, tác dụng của ngưu tất mạnh hơn. Do đó, liều dùng ngưu tất chỉ cần 6–12g/ngày, còn cỏ xước phải tới 12–40g/ngày.
Mức độ an toàn của ngưu tất
Người khí hư, tỳ vị hư hàn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ mang thai, băng huyết không được dùng ngưu tất.
Tương tác có thể xảy ra với ngưu tất
Ngưu tất có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào
Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước
Tên nước ngoài: Ox knee, two-toothed chaff-flower
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Họ: Rau dền (Amaranthaceae)
Tổng quan về dược liệu ngưu tất
Tìm hiểu chung về ngưu tất
Ngưu tất là một loài cỏ xước nên thường bị nhầm lẫn với cây cỏ xước có tên khoa học Achyranthes aspera L. Cây thường cao 60–80cm hoặc hơn. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân mảnh màu lục hoặc nâu tía, có cạnh, phình lên ở các đốt. Cành thường mọc hướng lên trên gần như thẳng đứng.
Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác thuôn dài, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành thành một bông dài 2–5cm. Quả hình bầu dục, bên trong chứa một hạt.
Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–7.
Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và người dân nhiều nơi đã dùng rễ cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên gọi là ngưu tất nam.
Ngưu tất là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Loài cây này có thể trồng được ở cả miền núi, trung du và đồng bằng.
Bộ phận dùng của ngưu tất
Rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc của cây ngưu tất.
Khi phần trên mặt đất của cây tàn lụi vào khoảng tháng 1–2 ở vùng núi hay tháng 3–4 ở đồng bằng thì rễ sẽ được thu hái. Tiếp đến, loại bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.
Vị thuốc này có thể dùng ở dạng tươi (thường dùng) hoặc tẩm rượu hay muối (tùy từng trường hợp) rồi đem phơi/sấy khô.
Thành phần hóa học trong ngưu tất
Trong rễ ngưu tất có chứa khoảng 4,04% saponin và có một chất saponin khi thủy phân sẽ cho ra axit oleanolic và galactose, rhamnose, glucose. Ngoài ra, trong rễ còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
Rễ còn có một peptid – polysaccharid bao gồm glycin, serin, axit glutamic và axit aspartic. Chất này có tác dụng miễn dịch.
Theo một số nhà nghiên cứu thì phần trên cây ngưu tất mọc ở Việt Nam có chứa rutin, axit caffeic và ꞵ-0-xylopyranosyl-ꞵ-0-glucopyranosid của axit oleanic.
Tác dụng, công dụng của ngưu tất
Dược liệu ngưu tất có những công dụng gì?
Theo các nghiên cứu, ngưu tất có một số tác dụng dược lý nổi bật như sau:
- Kháng viêm
- Ức chế miễn dịch (gây teo tuyến ức chuột cống đực non)
- Giảm cholesterol máu (thực nghiệm trên thỏ)
- Hạ huyết áp (thực nghiệm trên mèo cho thấy hạ huyết áp rõ rệt, mức độ hạ từ từ, thời gian tác dụng kéo dài)
- Chống viêm, giảm đau trong điều trị thấp khớp
Trong y học cổ truyền, ngưu tất là vị thuốc có vị đắng chua, tính bình, không độc, quy vào hai kinh can và thận. Dạng tươi có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt.
Ngưu tất dạng tươi được dùng để chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sỏi, bế kinh, đẻ khó, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.
Ngưu tất sao tẩm dùng chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.
Trong y học Trung Quốc, rễ ngưu tất với liều 5–12g dưới dạng thuốc sắc được sử dụng làm thuốc phục hồi sức lực, lợi tiểu, chữa bế kinh, đau kinh, tăng huyết áp, thấp khớp, sỏi đường tiết niệu, viêm họng, viêm amidan.
Ngoài ra, dược liệu này còn dùng làm thuốc kích thích tình dục, tráng dương, chữa liệt dương, gây sẩy thai.
Dùng ngoài với nước sắc 20% ngưu tất có thể chữa các bệnh về da chân và móng (bệnh nấm biểu bì).
Hạt cũng được sử dụng làm thuốc chống độc, chữa rắn cắn, thấp khớp, hen phế quản (phối hợp với dược liệu khác).
Liều dùng của ngưu tất
Liều dùng thông thường của ngưu tất là bao nhiêu?
Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 6–12g, ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc bôi.
Một số bài thuốc có ngưu tất
Ngưu tất được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa co giật, bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu
Ngưu tất 10–12g, sắc uống.
2. Chữa phong thấp, thấp khớp
Ngưu tất 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 16g, lá lốt 19g. Bào chế thành dạng thuốc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 10–15g.
Ngưu tất 10g, vòi voi 15g, ké đầu ngựa 15g, lá lốt 15g. Dùng dạng thuốc viên, mỗi lần uống 10–15g.
Ngưu tất 10g, lá lốt 16g, cỏ xước 16g, cành dâu 20g, cà gai 16g. Tất cả đem sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang. Sử dụng 3–5 thang liền. Để tăng hiệu quả, bạn có thể nấu cành lá lốt với lạc ăn trong 7 ngày.
Ngưu tất 12g, thổ phục linh 20g, hy thiêm 15g, cà gai leo 15g, ích mẫu 10g, hương phụ 10g, ké đầu ngựa 10g. Sắc kỹ, uống mỗi ngày một thang.
3. Chữa viêm đa khớp dạng thấp
Ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, xuyên quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, ý dĩ 12g, tần giao 10g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, nhức mắt ù tai, mắt mờ, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón
Ngưu tất 12g, hạt muồng 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
5. Chữa kinh nguyệt chậm, lượng huyết ra ít, màu thẫm đen, đau bụng, đại tiện thường táo
Ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, hương phụ (tứ chế) 16g, lá mần tưới 12g, tô mộc 12g, chỉ xác 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Mỗi tháng dùng từ 3–5 thang.
6. Chữa rong kinh
Ngưu tất 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bạch truật 12g, phục linh, bán hạ chế, trần bì, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang.
7. Chữa bế kinh
– Do huyết bị giảm sút: Ngưu tất 12g, đảng sâm 20g, hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu mỗi vị 16g, bạch truật, kỷ tử, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đằng mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
– Do huyết bị ứ trệ: Ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, đào nhân, uất kim, tạo giác thích, hương phụ mỗi vị 8g. Sắc uống một thang/ngày.
8. Chữa bí tiểu tiện hay gặp ở người già
Ngưu tất, thục địa, hoài sơn, xa tiền tử mỗi vị 12g, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử chế mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Lưu ý và thận trọng khi dùng ngưu tất
Khi dùng ngưu tất, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng dược liệu này một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với ngưu tất.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Lưu ý, vị thuốc ngưu tất trong bài thuốc là vị thuốc Bắc thường dùng nhập khẩu từ Trung Quốc, khác với ngưu tất nam (Achyranthes aspera L.) hay còn gọi là cây cỏ xước. Cả hai loài ngưu tất và cỏ xước đều có công dụng chữa đau xương khớp, hạ huyết áp, lợi tiểu… Tuy nhiên, tác dụng của ngưu tất mạnh hơn. Do đó, liều dùng ngưu tất chỉ cần 6–12g/ngày, còn cỏ xước phải tới 12–40g/ngày.
Mức độ an toàn của ngưu tất
Người khí hư, tỳ vị hư hàn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ mang thai, băng huyết không được dùng ngưu tất.
Tương tác có thể xảy ra với ngưu tất
Ngưu tất có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.