Dâm dương hoắc có tên gọi khoa học là Herba Epimedii, thuộc họ hoàng liên. Đây là một loại dược liệu bổ dương trong Y Học Cổ Truyền.
Những loại Dâm dương hoắc khác nhau gồm:
- Dâm dương hoắc lá to (E.macranthum Morr. et Decne)
- Dâm dương hoắc lá mác (E. sagittatum Sieb. et Zucc)
- Dâm dương hoắc lá hình tim (E. brevicornu Maxim)
- Dâm dương hoắc có lông mềm (E. koreanum Nakai)…
Sở dĩ nó có tên gọi là Dâm dương hoắc vì trong dân gian thường sử dụng loại lá này để cho dê ăn và làm tăng ham muốn tình dục. Ngoài ra, nó còn được gọi với một số tên gọi khác như Phương trượng thảo, Hoàng liên tổ, Cương tiền, Thiên lưỡng kim, Ngưu giác hoa, Phế kinh thảo…
Mô tả
Dâm dương hoắc là loại cây nhỏ, mọc lan dưới mặt đất, dạng dây, có chiều cao chỉ khoảng 20cm ~ 30cm.
Lá cây có màu xanh, hình thuôn dài như mũi dao hoặc hình trái tim.
Hoa dâm dương hoắc có màu trắng.
Thành phần hóa học
Thành phần phổ biến được tìm thấy trong dược liệu bao gồm:
- Icaritin-3-O-α-rhamnoside
- Anhydroicaritin-3-O-α-rhamnoside
- Epimedin A, B, C
- Saponin
- Quercetin
- Quercetin-3-O-D-glucoside
- Sagittatoside
- Vitamin A
- Palmitic acid
- Linoleic acid
- Tanin
- Olivil
Tính vị
Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận.
Phân bố
Cây Dâm dương hoắc mọc rất nhiều ở Trung Quốc và phân bố chủ yếu ở vùng núi nơi có khí hậu ôn đới thích hợp mọc cây. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở những vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.
Thu hái – Sơ chế
Cây Dâm dương hoắc được thu hái vào mùa hè (khoảng tháng 5) hoặc mùa thu đều được. Khi thu hái sẽ chọn những lá màu vàng hoặc lục tro, cứng giòn. Những chiếc lá ẩm, mốc đen, mục nát được đánh giá là có chất lượng dược liệu kém.
Sau khi thu hoạch về rửa sạch đất bụi, sau đó đem phơi khô và bảo quản kỹ.
Cách sơ chế dược liệu Dâm dương hoắc:
- Lấy kéo tỉa hết phần gai ở xung quanh lá, sau đó cắt lá thành nhiều mảnh nhỏ và xảy sạch hết những mảnh vụn là được.
- Đem ra trời nắng phơi khô, sao vàng qua lửa (có thể tẩm với rượu trắng rồi sao để tăng chất lượng dược liệu)
Công dụng của Dâm dương hoắc
Theo y học cổ truyền
Dâm dương hoắc có tính ôn, vị cay, đi vào can và thận, có tác dụng mạnh gân cốt, bổ can thận, ích tinh,…
Theo y học hiện đại
Các nhà nghiên cứu y học hiện đại cho biết, Dâm dương hoắc có chứa hàm lượng L-Arginine rất cao – chất tăng cường sinh dục, kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, thiếu chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ham muốn.
Tác dụng điều trị bệnh của cây Dâm dương hoắc:
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới
- Tăng cường ham muốn chuyện chăn gối
- Sinh tinh dịch, hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý vô sinh do tinh dịch yếu, ít tinh dịch
- Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch
- Kích thíc hình thành xương, điều trị loãng xương
- Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Đối tượng sử dụng và chống chỉ định
Dâm dương hoắc dùng tốt cho cả nam và nữ, đặc biệt là các trường hợp sau :
- Người bị chứng liệt dương, di tinh, tinh lạnh
- Nam giới muộn con, hiếm muộn, vô sinh
- Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý
- Nữ giới bị khô âm đạo, lãnh cảm, giảm ham muốn về chuyện chăn gối
- Người suy nhược thần kinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ
- Người huyết áp cao
- Người già loãng xương, suy giảm hệ xương khớp
Những người không nên dùng dâm dương hoắc:
- Huyết áp thấp: do dâm dương hoắc là hạ áp, với những người huyết áp thấp có thể gây hạ áp, chóng mặt, hoa mắt
- Phụ nữ có thai: dâm dương hoắc có vị ngọt tính ấm, nhưng kích dục, vì vậy phụ nữ mang thai không nên sử dụng dâm dương hoắc
- Người thể huyết âm hư không nên dùng dâm dương hoắc
Một số biểu hiện của cảnh âm hư như:
- Người gầy
- Hay bị sốt nhẹ về chiều, lòng bàn chân và bàn tay nóng
- Thích uống nước mát
- Môi khô họng khát
- Đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ
- Ngực bồn chồng không yên
- Chất lưỡi đỏ khô…
Cách dùng dâm dương hoắc
Có hai cách dùng dâm dương hoắc đó là sắc uống và ngâm rượu (1) đều cho hiệu quả bổ dương rất cao. Trong hai cách trên thì cách ngâm rượu được nhiều anh em ưu tiên dùng nhất, cách sắc uống thường chỉ giành cho những bạn không uống được rượu.
Các ngâm rượu khá đơn giản, bạn có thể ngâm độc vị dâm dương hoắc (Trước khi ngâm nên sao vàng với mỡ dê hoặc muối) hoặc ngâm kết hợp với các vị thuốc, chi tiết bạn có thể
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.