Xưa nay đồng bào Thái ở Tây Bắc sử dụng hạt Dổi làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền như thịt Bò/Trâu/Lợn khô, hoặc các món như Lạp Xưởng!
Ngoài ra có khá nhiều món cực kì hợp với Hạt Dổi, ví như món canh Măng Pửng (Dùng đọt non của Măng Giang, cắt khúc, ngâm nước tro nhạt trong vòng 3 ngày rồi đem nấu với xương Bò).
Hạt Dổi khi phơi khô đã có mùi thơm quyến rũ rồi, nhưng phải nướng lên (chả ai Rang hạt Dổi cả), nướng trên than hồng nhanh tay, hạt Dổi Rừng xịn sẽ nở căng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt! Rồi mới đem giã nhỏ ra để sử dụng.
Trên thị trường hiện có bán đến 4 loại hạt Dổi:
LOẠI 1: Hạt Dổi Rừng Nếp của những cây Dổi Rừng Nếp cổ thụ, già trên 30 năm, và đặc biệt quan trọng là hạt Dổi chín đỏ trên cây, chỉ khi nào rụng mới đi nhặt về phơi khô. Loại này rất hiếm, và nếu có thì cũng cực kì đắt! Hầu như không thể mua được ngoài chợ, bà con đi nhặt về chủ yếu là sử dụng trong gia đình khi có khách quý.
LOẠI 2: Cũng là của cây Dổi rừng nhưng tuổi đời cây ít hơn, và quan trọng là hái quả còn non để lấy hạt mang phơi! Loại này không đạt được độ thơm như loại 1, nướng cũng không nở căng. Nhưng dễ kiếm hơn, và giá thành cũng rẻ hơn loại 1 (tất nhiên là vẫn rất đắt so với mấy loại hạt đểu 🙂 )
LOẠI 3: Cây Dổi trồng, tuổi đời cây còn non. Hạt To & Đen hơn loại 1 và 2. Mùi rất hắc, chứa nhiều tinh dầu, nướng không nở căng. Loại này theo quan điểm của người viết thì không nên sử dụng, vì nếu ai đã từng sử dụng loại 1 + 2, sẽ nhận ra ngay cái loại thứ 3 này mùi vị nó chả giống… hạt Dổi tí nào cả.
LOẠI 4: Đây không phải là hạt Dổi, đa phần người thiếu kinh nghiệm sẽ bị nhầm lẫn khi mua! Hạt rất to, bóng, có hạt Đen, có hạt vàng cánh gián. Bổ đôi hạt ra bên trong ướt, nướng không nở, mùi rất khó chịu. Loại này có bán khả nhiều ở các chợ miền Tây Bắc- tất nhiên là 1 số người bán hàng ở các chợ này luôn mồm khẳng định đây là hạt Dổi Rừng!
CÁCH SỬ DỤNG HẠT DỔI
Mỗi lần sử dụng hạt Dổi, chỉ cần 2, hoặc 3 hạt thôi, (đừng cho nhiều quá sẽ bị đắng, khét).
Đầu tiên ta nướng cho hạt Dổi thơm lừng, rồi giã nhỏ. Thông thường có các cách sử dụng như sau:
+ PHA THỨC CHẤM:
Đặc biệt hợp để chấm các món luộc như Thịt Lợn, Lòng, Dồi và các loại gia cầm luộc.
- Hạt Dổi + Muối Trắng: Hạt Dổi nướng, giã nhỏ, trộn cùng với muối trắng (ta có thể rang muối cho khô, hơi vàng để tạo vị ngon hơn.
- Hạt Dổi + Bột Canh + Ớt tươi + Mắc Khén: Đây là cách pha nước chấm rất phổ biến của bà con đồng bào Thái Trắng, tất cả trộn đều trong 1 bát nhỏ, mùi thơm của hạt Dổi lẫn với mùi thơm của hạt Mắc Khén, lại thêm vị cay của ớt làm cho món chấm này thực sự quyến rũ.
+ TẨM ƯỚP
- Nướng Thịt, kết hợp giữa Hạt Dổi & Mắc Khén để tẩm ướp Thịt trong vòng 15 phút trước khi đem nướng. Mùi thơm đặc biệt hấp dẫn, nếu trong trường hợp không có hạt Dổi, thì có thể sử dụng Mắc khén. Nhưng không ai sử dụng riêng Hạt Dổi để tẩm ướp thịt cả, phải kết hợp giữa Hạt Dổi + Mắc Khén.
- Làm thịt khô & Lạp Xường: Hay nôm na gọi là Thịt Gác Bếp, cũng phải kết hợp giữa Hạt Dổi & Mắc Khén để tạo ra gia vị tẩm ướp đúng phong vị núi rừng Tây Bắc.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THẢO DƯỢC VIỆT – 12 VÕ VĂN KIỆT, PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, TP HỒ CHÍ MINH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 0985364288 0915889819
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.