Công dụng của tinh dầu hoa hồi.
Tinh dầu Hoa Hồi ( Star Anise ) là loại nguyên liệu quý cho các ngành sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Là nguyên liệu để điều chế các loại thuốc như thuốc chống cúm…Có thể kết hợp với tinh dầu oải hương Lavender, thông Pine, cam Orange, gỗ hồng mộc Rosewood, đinh hương Clove, quế Cinnamon.
Sản phẩm tinh dầu hoa hồi của VISIMEX.
Phân bố
Hồi là cây nguyên sản ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình Liêu). Gần đây hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn.
Trên thế giới, cây Hồi cũng được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam). Hiện nay cây hồi đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ.
Công dụng
Tinh dầu hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen, – pinen, -phellandren, linalool, -3-caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4- terpineol, paracymen, -terpinen…). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết – 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15-30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, tinh dầu hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều.
- Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
- Hương thơm: Mùi hoa hồi đặc trưng
- Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
- Hương thơm: Mùi hoa hồi đặc trưng
- Tỷ trọng ở 20 độ C: từ 0,960 – 0,991
- Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1,545 – 1,565.
- Năng suất quay cực ở 20 độ C: – 2 đến + 2
Tinh dầu Hồi có mùi đặc trưng, tinh dầu Hồi được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày trong nươc dùng phở, dùng ướp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm.. tinh dầu hồi có tác dung kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao…
Khi bị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng hoặc các bệnh tiêu hóa – Lên cơn hen xuyễn ngột thở, xoa dầu vào ngực cổ họng hoặc bụng tùy theo vùng đau. Đau đầu thì 2 bên thái dương và hòa vào nước sôi có 1 – 2 thìa đường từ 2 đến 3 giọt để uống.
Người lớn trẻ em thường xuyên uống 2 ngày 01 lần, mỗi lần uống từ 2 đến 3 giọt sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa.
Giải khử độc chất lẫn trong thức ăn tăng sức đề kháng .
Hạn chế bệnh tật, ngừa ung thư.Trước khi đi ngủ hòa với nước sôi 5 – 10 giọt để xông ngửi.Có thể chữa các bệnh về hô hấp, bệnh tiêu hóa, ngủ ngon giấc.
Trường hợp bị thấp khớp thì xoa dầu vào 2 đầu gối, 2 khuỷu tay. Hòa từ 15 – 20 giọt dầu vào 01 lít nước để ngâm chân
- Chữa khó tiêu, đầy bụng.
- Trị ho gió, cảm lạnh
- Trừ đờm
- Trị nôn mửa
- Diệt khuẩn trong không khí mạnh
- Tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn đường ruột
- Làm giảm độ co thắt cơ trơn
Ngoài ra tinh dầu hồi còn có rất nhiều tính năng phòng chống và điều trị bệnh
Lưu ý : Dầu hồi là loại đặc chủng để cắt cơn hen suyễn, ngừa dịch chống vi rút xâm nhập cơ thể.Trong hồi có chứa chất Acit axitic nên rất công hiệu khi kháng độc (H1N1). Hòa vài ba giọt vào ly nước sôi nóng trộn đường để uống là cắt được cơn hen xuyễn và ngừa được vi rút xâm nhập cơ thể .
- Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da ở các vùng nhậy cảm
- Không được uống.
- Tránh ánh nắng tực tiếp và nơi có nhiệt độ cao
- Để xa tầm tay trẻ em
- Dùng massage khi kết hợp với dầu nền (dầu dẫn) và các tinh dầu khác
- Dùng thăng (tỏa) tinh dầu vào không khí bằng đèn chuyên dụng, diệt khuẩn hiệu, phòng một số bệnh thông thường.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.