Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau.
+ Tên khác: Chè đại, chè dung, chè lang hoặc duối gia
+ Tên khoa học: Syplocos racemosa Roxb
+ Họ: Dung (Symplocaceae)
I. Mô tả cây dung
+ Đặc điểm thực vật
Chè dung là loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1.5 – 2 m, đôi khi cũng có một số cây cao tầm 4 – 5 m. Lá dung mọc so le với mặt trên của lá có màu xanh đậm, mép lá có răng cưa. Lá không có lông, có chiều dài 9 – 15 cm và rộng 3 – 6 cm. Khi khô, lá dung có màu vàng lục nhạt.
Hoa có màu trắng hoặc vàng, có lông len màu hung, tỏa hương thơm. Hoa có nhiều nhị và mỗi cánh hoa có 4 – 5 mm. Hoa chè dung thường nở vào tháng 2 – 12.
Quả dung thuôn dài với chiều dài là 1 cm, màu tía, không có lông và có thùy dài dựng đứng. Quả thường được thu hoạch và đầu tháng 3 – 5. Hạt dung thuôn, màu nâu, mỗi quả chứa 1 – 3 hạt.
+ Phân bố
Chè dung thường mọc chú yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Ngoài ra, có thể tìm thấy loại cây gỗ nhỏ này ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Còn ở các nước khác, chè dung phân bố nhiều ở Lào, Ấn Độ, Campuchia và Nam Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Lá và vỏ thân hoặc vỏ rễ
- Thu hái: Quanh năm
- Chế biến: Lá chè dung, vỏ thân và vỏ rễ sau khi hái xong sẽ được rửa sạch, phơi khô và dành dùng dần
- Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt
+ Thành phần hóa học
Lá chè dung chứa nhiều hoạt chất giảm đau saponin và các thành phần khác như steroid, tanin và terpen. Thân cây chứa glucosid 3 – monogluco furanosid và vỏ thân có chứa một glycosid. Hoạt chất này nếu đem thủy phân sẽ cho pelargonidin và D – glucose.
II. Vị thuốc
+ Tính vị
- Lá dung: Có vị ngọt, chua
- Rễ dung: Tính mát và vị ngọt, nhạt
+ Tác dụng
Lá dung giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học chứa trong lá còn có tác dụng và đau bụng. Còn rễ dung có công dụng tiêu khát, làm săn , hạ sốt và làm giảm đau. Chính nhờ những tác dụng này, cây dung thường được sử dụng ở những đối tượng sau:
- Người ăn uống khó tiêu với triệu chứng đầy hơi, đầy bụng hoặc kém ăn
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa
- Người có chức năng tiêu hóa kém
Ngoài những đối tượng này ra, người khỏe mạnh vẫn có thể sử dụng chè dung mỗi ngày để giải khát và tăng cường nâng cao sức khỏe.
+ Cách dùng và liều lượng
Chè dung sử dụng rất đơn giản, chỉ cần hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút là có thể uống. Về liều lượng dùng, mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 gram. Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.
III. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây dung
Như đã đề cập ở trên, cây dung có tác dụng , đồng thời giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng đau, ợ hơi và khó chịu do bệnh gây nên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây dung sau đây.
+ Cách làm đơn giản:
- Chuẩn bị 120 gram lá cây dung, 40 gram mai mực sao vàng, 20 gram kê nội kim sao vàng, 60 gram hương phụ tứ chế và 40 gram nam mộc hương.
- Tất cả các vị thuốc sau phơi khô và tán thành bột mịn cho vào lọ thủy tinh để dành dùng dần
+ Cách dùng:
Người bệnh dùng thuốc hòa tan với nước ấm và uống lúc bụng còn đói. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn 1 tiếng. Mỗi ngày nên uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 8 gram thuốc.
Ngoài bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chè dung nêu trên, người bệnh có thể dùng lá chè dung hãm với nước và uống mỗi ngày. Cách làm này không những giúp kiểm soát triệu chứng đau dạ dày mà còn tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tấn công của acid dịch vị.
Cây dung là một trong những vị thuốc nam đã được sử dụng rộng rãi. Người bệnh thể tìm mua thuốc tại các siêu thị hoặc các phòng khám, chẩn trị YHCT,… Tuy nhiên, để mua dược liệu đảm bảo chất lượng và không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, bệnh nhân nên lựa mua ở những cơ sở bán uy tín. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng dùng hàng ngày nhằm tránh tình trạng lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.