Chế độ ăn sau khi tán sỏi thận là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng mà còn hỗ trợ đào thải cặn sỏi, ngăn ngừa tái phát sỏi trong tương lai. Vậy sau khi tán sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Tầm Quan Trọng Của Chế Độ Ăn Sau Khi Tán Sỏi Thận
Sau khi tán sỏi thận bằng phương pháp nội soi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể, niêm mạc đường tiết niệu có thể bị tổn thương, đồng thời trong hệ tiết niệu vẫn còn tồn dư một lượng nhỏ mảnh sỏi, cặn máu hoặc tinh thể chưa được đào thải hết. Lúc này, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp:
- Hỗ trợ làm lành niêm mạc đường tiết niệu.
- Tăng cường đào thải mảnh sỏi, cặn bã qua đường tiểu.
- Hạn chế sự lắng đọng khoáng chất, ngăn hình thành sỏi mới.
- Giảm nguy cơ biến chứng hoặc tái phát bệnh.
2. Ăn Gì Sau Khi Tán Sỏi Thận?
2.1. Uống Đủ Nước Mỗi Ngày
Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày là yếu tố quan trọng nhất. Nước giúp làm loãng nước tiểu, hỗ trợ đào thải các tinh thể, mảnh sỏi nhỏ, giảm nguy cơ kết tinh tạo sỏi mới.
Nguồn nước nên dùng:
- Nước lọc
- Nước đun sôi để nguội
- Nước ép trái cây tự nhiên
- Canh rau, súp trong bữa ăn
2.2. Bổ Sung Trái Cây Giàu Vitamin C
Các loại trái cây như cam, chanh, ổi, đu đủ, kiwi… giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi niêm mạc tổn thương. Trái cây họ cam quýt còn chứa citrat tự nhiên, có khả năng ngăn sỏi canxi oxalat hình thành.
2.3. Tăng Cường Vitamin A, D, B6
- Vitamin A: điều hòa bài tiết nước tiểu – có trong cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, gấc.
- Vitamin D: giúp hấp thụ calci hiệu quả – có trong sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá thu.
- Vitamin B6: giảm tạo oxalat – có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, hạt óc chó.
2.4. Thực Phẩm Có Tác Dụng Lợi Tiểu
Giúp bài xuất cặn sỏi, làm sạch đường tiết niệu:
- Cần tây, rau cải
- Củ cải đường
- Nước râu ngô, nước đậu đen rang
- Nước ép dưa hấu, nước chanh tươi
2.5. Thực Phẩm Giàu Chất Xơ
Rau xanh, ớt chuông, cà chua, bí đỏ… hỗ trợ tiêu hóa, giảm hấp thu chất tạo sỏi, từ đó phòng ngừa sỏi thận tái phát.
3. Sau Khi Tán Sỏi Thận Nên Kiêng Gì?
3.1. Hạn Chế Muối
Ăn mặn làm tăng bài tiết calci niệu – nguyên nhân chính hình thành sỏi. Chỉ nên ăn dưới 3g muối mỗi ngày.
3.2. Hạn Chế Đường
Bánh kẹo ngọt, socola chứa nhiều đường đơn như fructose và sucrose có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi và rối loạn chuyển hóa.
3.3. Tránh Thực Phẩm Giàu Oxalat
Hạn chế rau bina, socola, khoai tây chiên, trà đen, hạt óc chó… vì chứa nhiều oxalat – nguyên nhân chính tạo sỏi oxalat calci.
3.4. Kiểm Soát Lượng Đạm
Chỉ nên ăn vừa đủ, không lạm dụng thịt đỏ, nội tạng, hải sản… vì có thể làm tăng acid uric, dẫn đến sỏi urat.
3.5. Tránh Thức Ăn Cứng, Cay Nóng
Đồ ăn khó tiêu, cay nóng có thể gây táo bón, ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết và tăng nguy cơ sỏi tái phát.
3.6. Hạn Chế Đồ Chiên Rán, Dầu Mỡ
Dầu mỡ gây gánh nặng cho gan thận và làm giảm khả năng đào thải độc tố. Nên ưu tiên cách chế biến hấp, luộc, nướng ít dầu.
3.7. Không Uống Rượu Bia, Chất Kích Thích
Chất kích thích làm tăng áp lực lọc cho thận, gây mất nước và làm gia tăng nguy cơ kết tinh sỏi trong đường tiết niệu.
Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sau khi tán sỏi thận không chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi mà còn là “lá chắn” ngăn ngừa sỏi tái phát hiệu quả. Hãy bổ sung đủ nước, ưu tiên trái cây, rau xanh và tránh các loại thực phẩm gây hại như muối, đường, đạm động vật quá mức và rượu bia. Nếu còn băn khoăn về chế độ ăn sau khi tán sỏi thận, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn phù hợp nhất cho từng thể trạng.